Mỗi trường hợp mỗi khác, không ai giống ai. Thế cho nên khi quyết định đi thi quốc tịch, bạn nên chuẩn bị kĩ cả về kĩ năng nghe, nói lẫn đọc, viết. Nếu bạn rớt phần nào, họ sẽ cho bạn thi lại phần đó lần 2. Nhưng nếu bạn rớt luôn lần thứ 2, bạn sẽ phải đóng tiền và nộp đơn thì lại, và bạn lại phải đợi chờ thêm một thời gian nữa.
Trước khi nộp hồ sơ thi Quốc tịch, tôi đã bỏ ra chút thời gian đọc được vài cách học bài thi quốc tịch từ các “tiền bối”. Có một số “bí kíp” được “truyền” lại như thế này: học bài bất cứ lúc nào có thể, học mọi lúc, mọi nơi, học thuộc như cháo càng tốt.
Hoặc “bí kíp” trả lời những câu hỏi trong mẫu đơn N-400 theo quy tắc “YES, NO”. Ví dụ, nếu câu hỏi bắt đầu bằng “Have you ever” thì trả lời “NO”, còn câu hỏi bắt đầu bằng “Do you” thì trả lời “YES”,….
Tuy nhiên, với tôi, tôi lại không thích lối học “tủ” này, tôi lại chuộng lối học và hiểu những gì mình đang học thì tốt hơn. Tại sao tôi lại nói như vậy? Đơn giản thôi vì tôi nghĩ mỗi viên chức Sở Di Trú sẽ có cách phỏng vấn khác nhau, mặc dù họ cùng dựa trên nền tảng là những thông tin đương đơn đã khai trên mẫu đơn N-400 và 100 câu hỏi về lịch sử và chính phủ. Thêm vào đó, cùng một câu hỏi nhưng họ có thể hỏi theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, có hai câu hỏi thế này:
1. Do you owe any federal, states, or local tax?
2. Have you ever not filed a Federal, states, or local tax return?
Hai câu hỏi này giống nhau về nghĩa , nhưng cách hỏi khác nhau. Nếu bạn được hỏi theo câu số 1 mà ḅan lại áp dụng quy tắc trả lời YES” cho câu hỏi bắt đầu bằng “ Do you” thì bạn sẽ gặp rắc rối liền.
Tôi cũng đã đọc những bài viết của nhiều người chia sẻ về buổi phỏng vân của họ. Có vài người, thường là người lớn tuổi, họ chỉ được hỏi vài câu thôi rồi cho đậu. Có it́ nhất 2 trường hợp đã rớt vì cái lối học thuộc “như cháo” và áo dụng quy tắc “YES, NO”. Tôi có quen một gia đình người Mỹ gốc Nga, cả gia đình 5 người đi thi quốc tịch, 4 người kia được phỏng vấn khoảng 15, 20 phút là xong và đều đậu, còn lại người cha thì bị chất vấn cả tiếng đồng hồ vì trước đó ông có tham chiến gì đó ở Nga. Vào ngày tôi đi thi, có một anh chàng bị đánh rớt chỉ vì viết thiếu chữ trong phần thi viết một câu mà viên chức SDT yêu cầu (anh chàng này viết sai luôn cả ba lần )
Mỗi trường hợp mỗi khác, không ai giống ai. Thế cho nên khi quyết định đi thi quốc tịch, bạn nên chuẩn bị kĩ cả về kĩ năng nghe, nói lẫn đọc, viết. Nếu bạn rớt phần nào, họ sẽ cho bạn thi lại phần đó lần 2. Nhưng nếu bạn rớt luôn lần thứ 2, bạn sẽ phải đóng tiền và nộp đơn thì lại, và bạn lại phải đợi chờ thêm một thời gian nữa.
Với những người khá về tiếng Mỹ thì thi quốc tịch không khó nhưng nó sẽ không dễ với những người hạn hẹp về ngôn ngữ.
Mỗi người sẽ có cách học bài riêng cho mình. Có người lo xa học trước cả năm. Còn tôi, tôi đợi đến khi biết lịch phỏng vấn tôi mới học. Không ai biết được mình sẽ gặp người phỏng vấn dễ hay khó, họ thích hỏi y chang như trong đơn hay họ hỏi theo cách khác. Vậy, nên chuẩn bị cả về tâm lý lẫn kiến thức để cho dù có bị “xoay” thế nào thì mình cũng có khả năng để xử lý.