Để đủ tiêu chuẩn cho visa B-2 với mục đích khám chữa bệnh tại Mỹ, bạn cần phải chứng minh cho nhân viên lãnh sự thấy được bạn có dự định đến Mỹ trong khoảng thời gian ngắn hạn để khám bệnh mà việc chữa trị đó ở Việt Nam không tiến hành được hoặc chưa có cơ sở y tế nào chữa trị bệnh đó. Bạn cần phải cung cấp các bằng chứng về việc:

Khám chữa bệnh tại Mỹ có thể không đươc xem là một hoạt động điển hình của visa “khách du lịch”, tuy nhiên nếu bạn muốn đến Mỹ để thực hiện việc khám chữa bệnh, bạn cần xin visa loại B-2 tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán tại Việt Nam

Để xin được visa diện này, bạn sẽ phải cần chứng minh rằng việ điều trị này là cấp thiết, ở Việt Nam bệnh của bạn chưa có nơi điều trị và dĩ nhiên bạn cũng phải chứng minh rằng bạn đủ khả năng chi trả cho chi phí y tế rất cao ở Mỹ.

Bài viết này sẽ giúp các bạn xét xem liệu bạn có đủ tiêu chuẩn để xin visa B-2 diện khám chữa bệnh hay không, cũng như cách để chứng minh bạn cần phải được điều trị theo dịch vụ y tế ở Mỹ.

xin visa kham chua benh tai my can phai cung cap nhung gi0 1024x768 Xin visa khám chữa bệnh tại mỹ cần cung cấp những thủ tục gì?

Bạn cần phải đệ trình những gì để xin được visa B-2 diện khám chữa bệnh

Để đủ tiêu chuẩn cho visa B-2 với mục đích khám chữa bệnh tại Mỹ, bạn cần phải chứng minh cho nhân viên lãnh sự thấy được bạn có dự định đến Mỹ trong khoảng thời gian ngắn hạn để khám bệnh mà việc chữa trị đó ở Việt Nam không tiến hành được hoặc chưa có cơ sở y tế nào chữa trị bệnh đó. Bạn cần phải cung cấp các bằng chứng về việc:

Bạn chỉ vào Mỹ với mục đích khám chữa bệnh

Bạn dự định ở lại Mỹ trong khoảng thời gian ngắn và khoảng thời gian này phải trùng khớp với thư xác nhận của cơ sở y tế hoặc bác sĩ chữa trị cho bạn tại Mỹ

Bạn có quốc tịch hoặc là thường trú nhân của một nước khác Mỹ cũng như các mối ràng buộc (như gia đình, công việc) chứng minh rằng bạn sẽ quay về sau khi chữa trị xong

Hộ chiếu vẫn còn hiệu lực cho đến hết lúc bạn chữa trị

Bạn có phương án tài chính để chi trả cho việc đi lại và chi phí ăn ở trong suốt lúc lưu lại Mỹ và

Bạn phải có phương án tài chính chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh tại Mỹ.

Bạn cần phải có được thư xác nhận từ cả bác sĩ trong nước và bác sĩ chuyên môn ở Mỹ

Người đến Mỹ để chữa trị bệnh cần phải cung cấp cho nhân viên lãnh sự thư xác nhận rằng bạn cần phải đến Mỹ để chữa trị. Thông thường giấy xác nhận được cung cấp bởi bác sĩ hoặc trung tâm y tế chuyên nghiệp của Việt Nam. Trong thư phải bao gồm:

Thông tin về bệnh cần chữa trị

Chẩn bệnh và cách chữa trị đề nghị

Lý do tại sao cách chữa trị này tại Việt Nam không có (ví dụ cơ sở vật chất không đủ để chữa trị bệnh cho bạn trong điều kiện sức khỏe của bạn)

Lời khuyên của bác sĩ rằng bạn nên đến Mỹ để điều trị

Bên cạnh đó bạn cần phải cung cấp thư của bác sĩ chuyên môn sẽ điều trị cho bạn ở Mỹ. Trước khi bạn nộp đơn xin visa B-2, bạn phải nghiên cứu tìm hiểu và liên hệ với nhiều bác sĩ bên Mỹ để tham khảo về tình trạng bệnh của bạn và xác định bạn cần lưu lại bao lâu tại Mỹ cũng như bạn phải chi trả bao nhiêu tiền chữa bệnh và các chi phí liên quan như chi phí kiểm tra, phí bác sĩ, phí nằm viện và tiền thuốc. Khi bạn đã quyết định chọn bác sĩ chữa trị xong, bạn cần phải xin một thư xác nhận từ bác sĩ hoặc cơ sở y tế đó, trong đó ghi rõ:

Bác sĩ ở Mỹ có ý muốn chữa bệnh cho bạn dựa theo những thông tin nhận được từ bác sĩ trong nước của bạn

Kế hoạch chữa trị chi tiết cho tình trạng bệnh án của bạn

Thời gian bạn cần lưu lại Mỹ để hoàn thành việc chữa trị, và

Chi phí ước tính cho toàn bộ quá trình chữa trị, bao gồm các phí chữa trị nội trú và ngoại trú.

Bạn phải chứng minh rằng bạn có thể chi trả cho việc chữa trị

Chi phí dịch vụ y tế ở Mỹ có thể sẽ gây sốc cho những bệnh nhân đã quen với việc được chính phủ tài trợ tiền viện phí (như ở Việt Nam chúng ta được thanh bảo hiểm khi đi khám bệnh ở các bệnh viện). Bạn sẽ phải chứng minh cho nhân viên lãnh sự thấy bạn có đủ nguồn lực tài chính để chi trả cho việc điều trị mà bạn cần. Bạn sẽ không được dựa vào một chính sách hỗ trợ nào của Mỹ khi chữa trị vì luật Mỹ đã quy định rằng những người có ý định hưởng phúc lợi xã hội khi sang Mỹ du lịch sẽ không đủ tiêu chuẩn để xét visa diện B-2.

Cho nên bạn phải chuẩn bị các giấy tờ ngân hàng hoặc tài khoản chứng minh bạn có đủ tiền mặt để chi trả chi phí chữa trị cũng như các chi phí ăn ở khi ở Mỹ.

Nếu bạn không có đủ thu nhập để chứng minh điều này, bạn có thể được nhờ người thân hoặc bạn bè bên Mỹ đồng ý bảo đảm về mặt tài chính cho bạn theo đơn I-134. Người này phải cần cung cấp thông tin về công việc, thu nhập, tài khoản ngân hàng và các tài sản khác của họ chứng minh được rằng họ có đủ nguồn tài chính để chi trả cho chuyến đi của bạn. Hãy lưu ý rằng I-134 được xem là giao kèo có pháp lý giữa người ký đơn và chính phủ Mỹ. Hơn nữa, cung cấp mẫu I-134 để bảo lãnh cho chuyến đi của bạn không phải đồng nghĩa với việc bạn sẽ được cấp visa, đặc biệt khi chi phí của việc chữa trị là quá cao. Cơ hội của bạn sẽ cao hơn khi người bảo lãnh chi trả chi phí là người thân ruột thịt gần gũi như bố mẹ, vợ/chồng hoặc con cái.

Có thể bạn sẽ bị kiểm tra tình trạng sức khỏe ngay tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán

Mặc dù việc kiểm tra sức khỏe do bác sĩ được chỉ định lại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán thường được yêu cầu cho những người định cư Mỹ, nhưng những người đi chữa bệnh tại Mỹ theo diện B-2 cũng có khả năng được yêu cầu kiểm tra sức khỏe tại chỗ.

Mục đích của việc kiểm tra này là để xem xem liệu việc chữa trị bệnh cho bạn có thật sự là không thực hiện được ở Việt Nam hay không, và bạn cũng sẽ được kiểm tra liệu bạn có mang trong người các bệnh truyền nhiễm khác có thể dẫn đến việc bạn không được vào Mỹ hay không.

Có thể bạn sẽ bị từ chối nhập cảnh khi mắc một số bệnh liên quan

Một số bệnh truyền nhiễm sẽ là bước cản trên con đường vào Mỹ của bạn.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã lên một danh sách các bệnh cần lưu ý khi nhập cư. Các bệnh này bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai hoặc các bệnh về lao phổi và bệnh phong (cùi). Một số bệnh dịch khác như tả, bệnh bạch hầu, bệnh thủy đậu, bệnh sốt vàng cũng nằm trong danh sách trên.

Vào năm 2010, HIV đã được loại ra khỏi danh sách các bệnh bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.

Related posts:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here