Thông thường, tại các trường hợp sau, cơ hội chấp nhận “đơn cứu” khi bạn là thành viên cuối cùng của gia đình tại Việt Nam, hoặc đang có vấn đề sức khoẻ rất nghiêm trọng cần điều trị tại Mỹ và cần có người thân chăm sóc….

dieu kien nhap cu my 5 Người bảo lãnh qua đời   Hồ sơ định cư Mỹ có còn hiệu lực không?

Một trong những trường hợp, Visa Định Cư Mỹ đã được tiếp nhận và giải quyết cho chị H. với nội dung như sau:

Câu hỏi: Ba làm hồ sơ bảo lãnh Định Cư Mỹ cho gia đình tôi theo diện F3. Hồ sơ tôi đã có ngày ưu tiên, nhưng trong quá trình chờ hồ sơ thì Ba tôi đã qua đời. Chuyên viên cho hỏi Mẹ tôi có thể thay ba để tiếp tục hồ sơ được không? Có giữ được ngày ưu tiên không?”

Trả lời: Luật di trú Hoa Kỳ không có quy định cho phép chuyển tên từ người bảo này sang ngày bảo lãnh khác bởi bất cứ lí do gì.

Theo luật, khi người bảo lãnh định cư Mỹ qua đời hồ sơ sẽ bị đóng và trả về Sở di trú.

Tuy nhiên, đương đơn được xin phục hồi đơn bảo lãnh nếu thành viêntrong gia đình (người thay thế người bảo lãnh định cư Mỹ đã qua đời) đang sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ chứng minh được việc bảo trợ tài chính cho người được bảo lãnh.

Và Sở Di Trú chỉ xét “đơn cứu” theo yếu tố “Nhân đạo”, phần lớn cácđơn cứu thường bị từ chối.

Thông thường, tại các trường hợp sau, cơ hội chấp nhận “đơn cứu” khi bạn là thành viên cuối cùng của gia đình tại Việt Nam, hoặc đang có vấn đề sức khoẻ rất nghiêm trọng cần điều trị tại Mỹ và cần có người thân chăm sóc….

Bạn phải đưa ra được các bằng chứng để chứng minh được sự liên hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh định cư Mỹ cũng như với các thành viên trong gia đình còn lại tại Mỹ. Để LSQ thấy rằng các thành viên còn lại của người bảo lãnh sẽ hỗ trợ bạn sinh sống tự túc tại Mỹ.

Sau đây, xin gửi đến bạn một số điều kiện để người trong gia đình có thể thay thế người bảo lãnh đã qua đời:

1. Người thay thế phải cùng vị trí với người bảo lãnh:

    – Người bảo lãnh nếu là cha/me thì người thay thế phải là mẹ/cha.

    – Người bảo lãnh là anh/chị/em thì người thay thế cũng phải là anh/chị/em không phân biệt là anh chị em cùng huyết thống hay anh chị em nuôi.

   – Người bảo lãnh là con thì người thay thế là các con khác khôngphân biệt là con ruột hay con nuôi.

2. Nhanh chóng thông báo cho Sở Di Trú/NVC/LSQ về tang sự của người bảo lãnh nếu kéo dài thời gian “đơn cứu” có thể sẽ bị từ chối.

Liên hệ ngay cùng các chuyên gia để có được những giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất đối với trường hợp hồ sơ của bạn nhé!

Related posts:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here